Giới thiệu chung | |
Thư ngỏ | |
Đảng ủy | |
Ban giám hiệu | |
Cơ cấu tổ chức | |
Giới thiệu chung | |
Thư ngỏ | |
Đảng ủy | |
Ban giám hiệu | |
Cơ cấu tổ chức | |
Thông tin tuyển sinh | |
Kế hoạch đào tạo | |
Kết quả học tập | |
Lịch thi - Thời khóa biểu | |
Biểu mẫu | |
Thư viện CB GV | |
Điện dân dụng | |
Điện công nghiệp | |
Công nghệ ô tô | |
Cắt gọt kim loại | |
Hàn | |
Điện tử dân dụng | |
Công nghệ thông tin | |
Kế toán doanh nghiệp | |
Quản trị mạng máy tinh | |
Sửa chữa lắp ráp máy tính | |
Cơ điên tử | |
Công tác xã hội | |
Kỹ thuật xây dựng | |
KT máy lạnh và điều hòa KK | |
Lắp đặt thiết bị điện | |
Thiết kế đồ họa | |
Tin hoạt động | |
Tin giáo dục - Đào tạo | |
Tin Công nghệ thông tin | |
Trao đổi kinh nghiệm | |
Hoạt động Đoàn thanh niên | |
Tuyển dụng | |
Khoa chuyên môn | |
Phòng Đào tạo | |
Phòng Kế toán -Tài chính | |
Phòng Tổ chức - Hành chính | |
Phòng TV việc làm & QHDN | |
Phòng CT - HSSV | |
Phòng QT - KTTB | |
Phòng Khảo thí - KĐCL | |
Phòng Đánh giá KNN | |
Khoa Điện - Điện tử | |
Khoa Công nghệ thông tin | |
Khoa Khoa học cơ bản | |
Khoa Cơ khí | |
Khoa Công nghệ ô tô | |
Giới thiệu | |
Ngành nghề đào tạo | |
Cơ sở vật chất | |
Hoạt động | |
Giới thiệu | |
Ngành nghề đào tạo | |
Cơ sở vật chất | |
Hoạt động | |
Kết quả học tập | |
Kỷ yếu các lớp | |
Sơ đồ tổ chức | |
Đội ngũ giảng viên | |
Hình thành và phát triển | |
Thành tích | |
Giới thiệu | |
Ngành nghề đào tạo | |
Cơ sở vật chất | |
Giới thiệu | |
Cơ sở vật chất | |
TT Đào tạo Lái xe | |
TT Ngoại ngữ - Tin học | |
TT Thực hành ƯD & DV | |
TT Đánh giá KN nghề | |
Hướng dẫn sát hạch | |
Lịch ôn thi và Sát hạch | |
Cán bộ Giáo viên | |
Ôn thi lý thuyết | |
Quy trình sát hạch | |
Thông tin tuyển sinh | |
Kế hoạch đào tạo | |
Lịch thi - Thời khóa biểu | |
Kết quả học tập | |
Thư viện tài liệu | |
Công Đoàn | |
Đoàn Thanh Niên | |
Hội cựu chiến binh | |
Giới thiệu | |
Thông báo | |
Biểu mẫu | |
Hoạt động | |
Giới thiệu | |
Quy chế làm việc | |
Kế hoạch năm 2015 - 2016 | |
Văn Bản Pháp Quy | |
Văn Bản Nội Bộ | |
Trưởng khoa: Nguyễn Thị Lý
Điện thoại: 097 7048857
Những
năm trở lại đây, ngành Lâm sinh đang trở thành ngành học quan trọng và được
nhiều trường chú trọng đào tạo. Vậy ngành Lâm sinh là gì và cơ hội việc làm của
ngành này ra sao, các bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu ngành Lâm Sinh
Ngành
Lâm sinh (tiếng Anh là Silviculture) là ngành đào tạo các cán bộ Lâm sinh
có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và sử dụng
hệ sinh thái rừng đặc biệt ở vùng đồng bằng, có kiến thức cơ bản và thực tế về
hệ sinh thái rừng.
Ngành
Lâm sinh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về sinh thái học, lâm sinh,
trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các kiến
thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát
triển rừng; khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi
trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; khả năng nghiên
cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.
Ngoài
ra, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về sử dụng khai thác các tiềm
năng kinh tế về rừng và gỗ mang lại, bảo đảm tính bền vững về môi trường và
kinh tế mà vùng sinh thái mang lại.
2. Sau khi học xong chương trình đào tạo
người học có năng lực:
-
Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức
cơ bản về các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể thực vật và mối quan hệ của
các quá trình đó với môi trường sinh thái;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về đất, phân bón và mối quan hệ của
chúng trong sản xuất nông, lâm nghiệp;
+ Trình bày được những kiến thức về vườn ươm, kỹ
thuật tạo cây giống;
+ Mô tả được các bước kỹ thuật trồng, chăm sóc,
quản lý bảo vệ và phát triển rừng;
+ Xác định được quy trình sử dụng thiết bị, công cụ phục
vụ trồng rừng và khai thác rừng;
+ Trình
bày được kiến thức về quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm
một số loài cây công nghiệp, cây ăn quả, nấm và lâm sản ngoài gỗ.
+ Trình bày được kiến thức công
nghệ mới về sản phẩm, vật tư cho sản xuất lâm nghiệp
+ Trình bày được quá trình thực hiện công tác khuyến nông
cơ sở.
+ Trình bày được kiến thức về tổng hợp thông tin, viết
và trình bày báo cáo;
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn
hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy đinh;
- Kỹ năng:
+ Nhận biết được một số loài cây rừng chủ yếu
trong khu vực;
+ Nhận diện đúng loại phân cần sử
dụng phù hợp với từng loại cây trồng và thực hiện được các quy trình ủ phân
đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Xây dựng được vườn ươm, thành thạo các công
việc sản xuất cây giống bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép cây, giâm
hom, nuôi cấy mô;
+ Thực hiện được các công việc: trồng, chăm sóc, quản lý
bảo vệ và phát triển rừng;
+ Sử dụng thành thạo thiết bị, công cụ phục vụ khai thác
rừng;
+ Đọc được hồ sơ thiết kế trồng, khai thác và thực hiện
được công việc trồng và khai thác rừng đảm bảo hiệu quả;
+ Thực hiện
được các công việc: trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo
quản sản phẩm một số loài cây công nghiệp, cây ăn quả, nấm và lâm sản ngoài gỗ;
+ Thực hiện được hoạt động tư vấn, dịch vụ nông lâm
nghiệp;
+ Sử dụng được công
nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý,ứng dụng công nghệ
thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Năng lực tử chủ và trách nhiệm:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về
nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các
quy định tại nơi làm việc;
+ Trung thực và có tính kỷ luật cao, có khả năng làm
việc độc lập, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao; lao động có chất
lượng và năng suất cao;
+ Có ý thức học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ
chuyên môn;
+ Chịu trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và
nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
3. Cơ
hội việc làm của ngành Lâm Sinh
Sau
khi tốt nghiệp mức lương của ngành Lâm sinh dao động trong khoảng 6 triệu - 12
triệu/tháng, tùy vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm và đơn vị tuyển dụng. sinh
viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh, làm việc
tại các doanh nghiệp lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm
nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan điều tra rừng và nghiên cứu
về lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông lâm ở trung ương và địa phương. Cụ
thể, các bạn có cơ hội làm việc tại:
Các
công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh
vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường…
Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Kiểm lâm;
Trung tâm Khuyến Nông - lâm, các Viện, Trường, Dự án nghiên cứu Biến đổi khí
hậu, Bảo tồn tài nguyên; Các cơ sở sản xuất và chế biến liên quan đến gỗ và sản
phẩm gỗ, cây dược liệu, Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, Trung tâm quản lý và khai
thác rừng, Công ty công trình đô thị…
Tư
vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông
thôn các cấp.
Chuyên
viên cho các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và
trang trại lớn, các chương trình dự án phát triển nông thôn.
4. Chương trình đào tạo
Hiện nay khoa Lâm Sinh đang đào tạo nghề sơ cấp Lâm sinh
* Tên ngành học: Lâm Sinh
Trình độ đào tạo: Sơ
cấp
Đối tượng tuyển sinh: Là
người đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp
Thời gian đào tạo : 4,5 tháng
5. Một số hình ảnh gieo hạt và chiết cành:
|
|
|
|
Tel: 0269.655.9747 | Fax: 0269.655.9747 | Email: truongtcn.21@gmail.com
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SỐ 21 - BQP CƠ SỞ 2Tel: 028.2222.2121 | 098.559.2121 | 0988.031.333 | 0934.773.100